Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bệnh khảm lá sắn và biện pháp phòng trừ, tiêu hủy

Xin cảm ơn!

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra.

2. Môi giới truyền bệnh:

Bọ phấn trắng. Bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt…

Bọ trưởng thành rất nhỏ. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Bọ non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh khảm lá sắn.

3. Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá sắn:

– Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

– Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

– Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 01 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

4. Cơ chế lan truyền bệnh:

Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) lan truyền qua 2 con đường:

– Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi lấy thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm.

– Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng, bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chích hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh.

Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn. 

5. Biện pháp tiêu hủy:

Năm 2020, cây sắn bị bệnh đã khá lớn, đã hình thành rễ củ nên cuối vụ năng suất, hàm lượng tinh bột giảm khoảng 20- 25% so với cây sắn không bệnh. Năm nay cây sắn bị bệnh khảm lá rất sớm ngay sau khi mới mọc mầm nên không có khả năng cho thu hoạch. Vì vậy, biện pháp thực hiện thời gian tới:

– Đối với diện tích sắn trồng thuần (chuyên sắn) tỷ lệ bệnh trên 70% cần nhổ tiêu hủy sắn và chuyển sang cây trồng khác như mè, đậu đổ, tràm gió,… phù hợp với thời vụ, chân đất tại địa phương.

– Đối với diện tích sắn xen lạc, nhổ tiêu hủy cây sắn bị bệnh để chăm sóc lạc hoặc trồng xen ngô, đậu đổ các loại,…

– Biện pháp tiêu hủy cây sắn bị bệnh bằng cách thu gom để đốt hoặc đào hố chôn, nếu chon cần xử lý vôi bột ở phía dưới và phía trên bề mặt cây sắn bị bệnh trước khi chôn để cây sắn nhanh tiêu hủy.

6. THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *