– Bệnh hại chủ yếu trên các lá già, các lá có chóp lá chạm mặt ruộng nước. Vết bệnh tạo thành nhiều đường vân vòng cung nối tiếp nhau loen rộng ra, bắt đầu từ chóp lá loen rộng vào giữa phiến lá hoặc bắt đầu từ mép lá lan rộng vào trong. Các đường vân cung có màu nâu, nâu nhạt, chiều dài 1 – 5 cm, chiều rộng 0,5 – 1 cm, chiều rộng 0,5 – 1 cm (chiếm cả chiều rộng lá). Cuối cùng lá lúa bị khô táp gọi là bỏng lá lúa
– Trên bẹ lá tạo ra những đốm nhỏ hình bầu dục, hình chữ nhật, màu nâu đỏ, tím đen, về sau vết đốm to dần chuyển sang màu nâu, xám. Bệnh có thể hại trên cổ bông và trên hạt làm biến đổi màu vỏ hạt. Bệnh làm giảm 20 – 30% năng suất lúa.
2. Nguyên nhân gây bệnh
– Nấm có sợi đa bào, tản nấm dầy xốp màu trắng mọc nhanh trên môi trường. Bào tử phân sinh hình trăng khuyết cong có 1 – 3 ngăn ngang nhưng thông thuồng là 2 tế bào, không màu (khi tụ lại thành hình khối bào tử có màu hồng nhạt).
3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
– Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ cây lúa đang sinh trưởng, từ giai đoạn lúa con đứng cái, đứng cái đến đòng trỗ (hại trên lá) thường vào tháng 3 – 4 trở đi (vụ lúa xuân) và tháng 8 – 9 (vụ lúa mùa), trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, tăng dần và có nắng, nhất là những ruộng có nước.
– Nấm bệnh bảo tồn trên tàn dư lá bệnh và ở trên hạt giống một thời gian lâu dài, có khi tới 11 năm (Mathur và Neergaard, 1985).
4. Biện pháp phòng trừ
Phun thuốc và sử lý hạt giống bằng Timan 80WP.
Khi cây bị bệnh, chúng ta dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau để trị bệnh: