1. Triệu chứng, nguyên nhân và phát tán bệnh
a. Triệu chứng:
Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì đột ngột bị héo rũ, khô đen rất nhanh, hoặc xuất hiện một ít lá bị vàng úa, thân thối đen ,sau đó các lá tiếp tục bị vàng hoặc thâm đen lây lan dần lên trên, cây tiêu héo rũ rất nhanh, sau đó các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng.
Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi tấn công vào thân ngầm và cổ rễ. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ rễ hoặc thân ngầm, sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu hiện các triệu chứng héo rũ, mạch dẫn và khớp lóng tiêu thâm đen. Bênh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần.
Khi cây có bị biểu hiện chết rũ đột ngột thì trước đó hai tháng cây đã bị nhiểm bệnh bệnh chết nhanh nhưng vẫn xanh tốt là do vẫn còn hệ thống rễ bám có khả năng hút nước trong mùa mưa. Khi cây mất nước mới xảy ra hiện tượng bị héo rũ. Do đó, chúng ta thấy hiện tượng bệnh chết nhanh thường xuất hiện nhiều nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.
b. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân trực tiếp: Do nấm Phytophthora spp.. gây ra.
Nguyên nhân dán tiếp: Do rệp sáp, tuyến trùng tấn công vào bộ rễ cây tiêu trong thời gian dài, làm bộ rễ bị tổn thương và khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) cho nấm xâm nhập qua vết thương.
c. Phát tán bệnh:
Cây bị bệnh có thể lây lan từ cây này qua cây khác bằng nhiều nguyên nhân khác nhau.Có thể lây lan qua nguồn nước hoặc các tác nhân cơ học như sự dịch chuyển của động vật lây lan qua di chuyển của con người và các vật dụng làm vườn….
Đặc biệt cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa cây bị bệnh và cây không bị bệnh, mặt khác khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, có thể rễ của cây bị bệnh lại nằm ngay trong gốc của cây khác và ngược lại, chúng ta thường biết khi cây bị chết nhanh thì toàn bộ bộ rễ của cây đều bị thối nhũn, nguyên nhân gây bệnh cũng từ đây
2. Bện pháp phòng trừ bệnh
a. Phòng bệnh
Khi chưa xuất hiện bệnh đây là biện pháp ít tốn kém nhất. Do đó, bà con cần chủ động trong việc phòng bệnh và sau đây là một số biện pháp canh tác giúp phòng bệnh hiệu quả cho vườn tiêu:
– Đào rãnh sâu 3-4 hàng tiêu một rãnh tạo hệ thống thoát nước riêng biệt trong vườn tiêu chồng hiện tượng chảy tràn trong vườn, tránh để nước đọng trong nhiều ngày khi mưa nhiều.
– Không xới đất hay làm cỏ khi trời mưa tránh làm đứt rễ cây và nấm bệnh xâm nhập.
– Tăng cường sử dụng phân vi sinh hữu cơ, phân chuồng đã hoại mục đã ử với nấm Trichoderma và tăng cường sữ dụng vôi để nâng độ pH đất tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển.
– Thường xuyên sữ dụng chế Trichomix ĐT, Tricho NeMa ĐT để phòng bệnh mỗi năm 3-4 lần.
– Chủ động sử dụng chế phẩm sinh học Chitosan Super để phòng tuyến trùng gây hại bộ rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
Bệnh chết nhanh gây thiệt hại lớn đến vườn tiêu và thường phát triển vào mùa mưa. Vì vậy bà con nông dân cần thăm vườn thường xuyên, chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ nêu trên để phòng chống dịch bệnh và khắc phục vườn tiêu bị nhiễm bệnh./.
b. Trị bệnh
THUỐC ĐẶC TRỊ
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng