Trên lá:
Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hặc quầng vàng lan rộng xung quanh.
Vết bệnh điển hình và đặc trưng nhất để nhận biết và phân biệt là: Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm hình xoáy trôn ốc (hình mạng nhện).
Trên những vòng đồng tâm này là những chấm đen nhỏ li ti (bào tử) bằng đầu kim nhô lên.
Nếu trời ẩm, trên vết bệnh thán thư còn xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Khi gặp nắng, vết bệnh khô ròn và rách. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm lá thối hỏng hoặc khô rụng.
Trên thân:
Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm( hơi khuyết). Bệnh nặng, làm thân teo lại, cháy khô.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:
Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
Thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ dao động trên dưới 300C kèm theo mưa nhiều) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng
Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối (bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công.
Cách phòng trị hiệu quả:
Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa kéo dài) cần bổ sung Kali trắng (K2SO4) và chế phẩm CaBoZn phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây. Đồng thời, phun thuốc phòng và trị bệnh như Maxcow, Happy Gold, …
Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho sen. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.
Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích.