1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh thối nhũn ở lan lại do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra bằng cách thâm nhập vào các vết chích của côn trùng hay vết thương cơ giới do mưa hay gió gây ra.
Vào mùa mưa, chúng ta thường bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn, nhất là ở rễ và lá.
2. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thối nhũn
Vi khuẩn thối nhũn tồn tại trong tàn dư cây bệnh ở trong giá thể trồng và trong cơ thể một số loài côn trùng và một số dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng.
Vi khuẩn lây lan nhờ nước, các loại côn trùng (rệp, bọ nhảy hại…) và hoạt động của nhà vườn. Chúng xâm nhập vào cây lan thông qua vết thương ở rễ, thân, lá.
Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh nơi không thoát nước được, nhiệt độ thích hợp từ 27-32 độ C, độ pH thích hợp là pH trung tính =7, thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ khá cao. Độ ẩm chỉ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Đặc biệt, bệnh thối nhũn xảy ra ở những cây lan có các lá hay giả hành mọng nước nhưng trong dập nát do quá trình vận chuyển. Khi trồng vết dập nát chưa lành và bị dính nước là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối nhũn phát triển nhanh chóng.
3. Dấu hiệu khi lan mắc bệnh thối nhũn
Khi mới nhiễm bệnh, trên lá xuất hiện những vết chấm nhỏ mọng nước như phỏng nước sôi. Trong điều kiện mưa kéo dài hay độ ẩm không khí cao, những chấm nhỏ này lan dần ra khiến lá cây chuyển sang màu vàng, nếu nặng hơn có thể thấy ngọn cây bị thối và bị nhũn. Rễ cây chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là bị thối đen.
Lúc này, lá cũng không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu nâu, nếu đụng vào thì hơi nhớt và có mùi hôi rất khó chịu.
Nếu bạn không thăm vườn thường xuyên và kịp thời phát hiện và xử lý thì toàn bộ lá cây sẽ bị nhiễm rất nghiêm trọng.
Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, Trong các loại lan thì lan Hồ Điệp là loại lan dễ mắc bệnh thối nhũn nhất hoặc lan đai châu,…