1. Nuôi cấy trực tiếp
Hoa lan là loài thực vật có những đặc tính riêng biệt, như phần dưới của một số loài như Cát lan hoa lớn đều có hai mắt chồi. Thông thường mỗi năm nảy một chồi, còn chồi kia nảy vào thời gian nghỉ. Khi phân nhánh nên cắt bớt một số giả hành già.
Điều kiện môi trường thúc mầm cho giả hành
Vào thời điểm hoa lan sinh trưởng mạnh cũng là thời điểm tốt nhất để thúc mầm giả hành. Khi thúc mầm giả hành bạn cần chú ý đến điều kiện ánh sáng, ngày nắng có thể duy trì nền nhiệt dưới 20 độ C, che nắng khi nền nhiệt trên 30 độ C, đặt cây ở nơi thoáng mát.
Giai đoạn thúc mầm giả hành trải qua khoảng 50 ngày, nếu lâu hơn có thể là vài tháng.
Phương pháp thúc mầm cho giả hành có lá
Bứng gốc lan ra khỏi chậu, bỏ những lá bao đã khô héo, rửa sạch, để khô, sau đó xoay chuyển giả hành vào gần, những giả hành có lá không cần xoay chuyển, để khi giả hành ra mầm được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Một số nguyên tắc giúp bạn loại bỏ những rễ hỏng, giữ lại những rễ mập mạp:
– Đem ngâm giả hành trong dung dịch diệt khuẩn 2-3 phút để tiêu độc, chú ý thời gian ngâm không quá lâu.
– Đêm các giả hành trồng vào chậu như thông thường, sử dụng giá thể truyền thống phủ lên với độ dày khoảng 1cm. Dùng đá khoáng có khả năng lưu thông khí tốt phủ lên trên với độ dày 0,5cm.
– Dùng thuốc kích thích ra rễ với liều lượng thích hợp để tưới lan, cách chăm sóc cũng giống như các loại hoa lan khác như thường xuyên giữ ẩm, cách 10 ngày thì tưới phun sương thuốc kích thích rễ một lần, liên tục thay đổi các loại thuốc kích thích ra rễ.
Phương pháp thúc mầm cho giả hành không lá
Đối với giả hành không lá, dù có rễ hay không thì chỉ cần giả hành mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh là có thể thúc mầm được.
Phương pháp
– Loại bỏ những lá bao bị sâu bệnh, rửa bằng nước sạch, không nên tách đơn vì mầm mới không rễ mọc chồi lại khó chăm sóc.
– Ngâm giả hành trong dung dịch diệt khuẩn 2-3 phút để tiêu độc, thời gian ngâm không quá lâu, để 2-3 ngày cho ráo.
– Đem giả hành đã được xử lý trồng như thông thường. Khi đem trồng phủ xung quanh bằng các giá thể ẩm như rêu, mùn cưa và phủ lên bề mặt một ít đá khoáng với độ dày khoảng 0,5cm. Nếu điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì sau 1-2 tháng có khoảng 1-2 mầm mới hình thành. Sau đó mầm mới sinh rễ, chăm sóc tỉ mỉ cẩn thận mầm có thể trở thành các mầm hoàn thiện.
Xử lý giả hành sau khi mầm bị chột
Trong khi chăm sóc do nhiều nguyên nhân như giá thể quá kiềm, quá chua, hàm lượng đạm quá nhiều, quy trình tiêu độc không đúng sẽ gây ra hiện tượng mầm bị chột.
Cách xử lý
– Hiện này xuất hiện vào thời điểm mưa rào. Khi thấy xuất hiện mầm bị chột tốt nhất bạn nên thay chậu, đem rửa sạch, loại bỏ những lá bị khô, rễ thối.
– Cắt bỏ 1/3 lá lan, dùng thuốc kháng khuẩn xử lý tiêu độc bằng cách ngâm 2-3 phút, chọn các giá thể là đá vàng, đá khoáng, xung quanh đặt những giá thể thấm hút nước tốt như rêu, mùn cưa, độ dày 0,5-1cm. Sau đó phun thuốc kích thích rễ, cách 10 ngày thì tưới 1 lần. Do lúc này mầm tương đối yếu nên chú ý phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng dùng thuốc để diệt khuẩn.
2. Phương pháp giâm cành
Trồng lan thạch hộc có thể dùng phương pháp giâm cành. Sau khi cây sinh trưởng, trên ngọn thường xuất hiện một lá nhỏ. Sau khi lá này hình thành, giả hành không sinh trưởng nữa. Nếu tiếp tục bón phân cho gốc sẽ dẫn tới hiện tượng phát sinh chồi cao. Đến khi chồi được 4-5 lá, mọc 3-4 rễ dài 5cm, đem các giả hành tách ra, 2-3 nhánh thành một cụm, trồng trực tiếp vào chậu.