Chat hỗ trợ
Chat ngay

9 chất dinh dưỡng cho hoa lan thiết yếu nhất

Xin cảm ơn!

1. Hoa lan cần chất gì trong quá trình sinh trưởng phát triển

Để sinh trưởng và phát triển thật tốt, hoa lan cần được chăm sóc tưới nước bón phân kỹ lưỡng. Những chất dinh dưỡng cho hoa lan có thể kể đến như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magie, Lưu huỳnh, các khoáng chất và Vitamin, các chất điều hòa sinh trưởng, phân hữu cơ, Bo,…

Mỗi chất đều đóng một vai trò khác nhau trong toàn bộ quá trình lớn lên của cây. Còn vai trò cụ thể của chúng như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung tiếp theo.

2. Vai trò của chất dinh dưỡng cho hoa lan

Có 9 chất dinh dưỡng cho hoa lan thiết yếu nhất. Mỗi chất dinh dưỡng cho hoa lan đều có một vai trò quan trọng nào đó đối với sự phát triển của hoa. Cụ thể như sau:

2.1. Đạm

Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết nhất đối với thực vật nói chung và đối với hoa lan cũng vậy. Đạm là chất dinh dưỡng cho hoa lan quan trọng bậc nhất, là nguyên tố giúp tăng trưởng ở lá, giúp cây phát triển mạnh hơn và tạo điều kiện để cây có thể hút các chất dinh dưỡng khác như K2O và P2O5.

Nếu thừa đạm ở giai đoạn đầu, cây sinh trưởng tốt, lá to, thân cao nhưng mầm thì yếu, sức đề kháng kém dễ sinh bệnh, ra hoa chậm hoặc không ra hoa đối với loài khó ra hoa. 

Nếu cây thừa đạm thì cần hạn chế tưới đạm cho lan mà bổ sung các loại phân nhiều P2O5. Lúc này, cây sẽ khỏe lại và tăng cường sức đề kháng, cây sẽ ra hoa. 

Nếu thiếu đạm thì hiển nhiên cây sẽ không thể nào phát triển được, ốm yếu, lá nhỏ, thân nhỏ và chậm phát triển, chậm ra hoa. Có thể nói thiếu đạm như thiếu cả nguồn sống của cây, vì thế bắt buộc bạn phải bổ sung đạm cho cây ngay lập tức.

Nhờ có Đạm, cây lan phát triển tốt - chất dinh dưỡng cho hoa lan
Đạm là chất dinh dưỡng cho hoa lan, làm cho cây xanh lá mập thân

2.2. Lân

Sau đạm thì lân được xếp số 2 trong số các chất dinh dưỡng cho hoa lan. Siêu lân cho hoa lan có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, điều hòa các hoạt động sinh lý như nảy mầm, ra hoa, ra rễ. 

Nếu cây bị thừa Lân sẽ ra hoa rất sớm, lá ngắn. Còn khi thiếu lân thì cây bị nhỏ, sức đề kháng yếu, lá có màu xanh thẫm hoặc xanh tím, ít ra rễ hoặc ra chậm, hoa cũng ra chậm, khó đậu quả, hạt bị lép và tỷ lệ nảy mầm rất kém

2.3. Kali

Vai trò chính của Kali là thúc đẩy cho cây lan hút đạm, giúp cây phát triển những chồi mới đọt mới. K còn giúp tăng cường các hoạt động vận chuyển nước và dinh dưỡng cho cây. Đồng thời tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trong thời điểm cây lan ngủ nghỉ, tăng sức đề kháng sâu bệnh. Đặc biệt, Kali còn hỗ trợ ra hoa nhiều, màu sắc của hoa đẹp. 

Khi bón Kali cho lan bị thừa chúng ta sẽ thấy triệu chứng lá non không bị đổi màu nhưng lại héo úa, còn lá già thì vàng nâu rồi cháy khô.  Đặc biệt, cây lan thiếu Bo và giảm năng suất cây trồng khi thừa kali. Bởi vì Kali là nguyên tố đối kháng với Bo. Vi lượng Bo đóng vai trò cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và thụ phấn của cây. Bo giúp hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, giúp giảm rụng hoa lan. Nếu gặp phải điều này, bạn nên dừng bón phân có chứa Kali và tăng cường bổ sung thêm các loại phân có chứa Canxi. 

Khi thiếu Kali, cây lan sẽ khô dần rồi chết. Nếu đang ở thời kỳ phát triển, cây lan thiếu Kali sẽ ngừng phát triển, lá ở ngọn thun lại, thân cây lùn đi, lá vàng và nhanh rụng, hạt lép và kém nảy mầm.

Thiếu Kali, cây lan khô dần rồi chết
Thiếu Kali, cây lan khô dần rồi chết – Chất dinh dưỡng cho hoa lan

2.4. Canxi

Canxi có vai trò trong việc tạo lập thành tế bào, giúp tế bào hoạt động một cách điều hòa. Canxi có tác dụng giúp cho cây cứng cáp và tăng cường phát triển bộ rễ. 

Nếu cây bị thừa canxi, sẽ có màu xanh đậm khác thường. Lúc này, bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới, vì trong nước cứng thì có hàm lượng canxi cao. Nếu cây thiếu canxi, rễ chậm phát triển, cây èo ụt, lá nhỏ. 

2.5. Magie

Magiê có vai trò trong việc cấu tạo nên diệp lục, giúp cây phát triển cân đối và điều hòa các hoạt động phát triển của cây. Nếu thừa Magie, thì lá cây lan bị nhạt màu, khi bị nắng chiếu vào ngọn sẽ héo khô. Nếu thiếu Magie thì bộ rễ rất to nhưng thân lại yếu.

2.6. Lưu huỳnh

Lưu huỳnh là một trong các chất dinh dưỡng cho hoa lan có vai trò trong việc tạo nên nguyên sinh chất trong tế bào sinh trưởng. Nếu cây lan bị thiếu Lưu huỳnh thì sẽ cằn cỗi, lá vàng và viền lá dễ bị thối. lá nhỏ so với bình thường. 

2.7. Vitamin – chất dinh dưỡng cho hoa lan

Phun B1 cho phong lan nhằm kích thích mọc rễ, Vitamin C giúp cây tăng trưởng tốt. Đặc biệt là nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất như: muối khoáng, gluxit 3%, lipit 1%, protit 0.21%, B1, Biotin, B6. Những chất này cực kỳ bổ dưỡng đối với sự phát triển của lan.

Cách pha nước dừa tưới cho lan bao gồm 150 – 200 ml nước dừa, 800-850 ml nước, 2gam nấm Trichoderma và 2 gam vi khuẩn Pseudomonas. Trộn chung tất cả lại, lắc đều và phun lên mọi bộ phận của cây lan.

Nước dừa rất tốt đối với hoa lan  
Nước dừa là chất dinh dưỡng cho hoa lan rất tốt

2.8. Các chất điều hòa sinh trưởng

Các chất điều hòa sinh trường như axít indolaxetic  (IAA),  axit naptalenaxetic (NAA) và axit indolbutiric (AIB) và 2,4 – D, sinh tố B1 có vai trò kích thích tạo rễ. 

Citokinin với nồng độ 5ppm có tác dụng kích thích tạo chồi. Chất chống auxin hiệu quả đối với một số loại lan không chịu tác động của Citokinin, giúp làm gia tăng nhanh chóng số lượng chồi mọc lên.

Nước trà có tác dụng diệt khuẩn vượt trội, tăng cường sức đề kháng cho cây lan, chống lại các loại nấm bệnh bên ngoài.

2.9. Phân hữu cơ – chất dinh dưỡng cho hoa lan

Phân hữu cơ hay còn gọi là phân động vật trâu bò, chó, gà, chim; xác bã động vật: xác tôm, cá (nước ngọt), gia súc, gà, vịt, lòng mề; Bánh dầu phộng; trùn quế thủy phân, phân hữu cơ từ rong biển. Những loại này chủ yếu chứa Đạm, Lân và Kali. Tỷ lệ dinh dưỡng trong phân động vật khá thấp nhưng lại rất hiệu quả khi bón cho lan, giúp cây tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

Đây là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa lan hiệu quả, có sẵn ở quanh ta, ở rác thải nhà bếp…

Khi bón phân hữu cơ cần tạo sự thông thoáng cho đáy chậu, không nên dùng phân sống trực tiếp mà phải ngâm cho rã rục rồi lấy nước để dùng. Bạn nên tưới phân hữu cơ vào buổi sáng để nhờ hỗ trợ của ánh nắng giúp hạn chế mầm bệnh. Nếu tưới phân thì nên kết hợp với tưới thuốc cùng lúc để phòng bệnh cho hoa lan. 

Cần ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *