Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp

Xin cảm ơn!

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Phi Điệp

Thời điểm thích hợp trồng Lan Phi Điệp

Thời điểm trong năm thích hợp nhất để trồng lan phi điệp chính là vào thời điểm giả hành của Lan Phi Điệp trụi hết lá, sắp nảy mầm ở gốc, mầm ở gốc có dấu hiệu sưng lên là thời điểm thích hợp nhất cho việc trồng lan

Nếu hoa nở vào mùa xuân thì nên trồng vào tháng 11 tới tháng 2 âm lịch năm sau. Ngược lại, nếu hoa nở vào mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối mùa xuân.

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp

Hướng dẫn cách chọn Lan Phi Điệp chuẩn xác

+ Chọn mua cây giống ở những nhà vườn chuyên trồng lan, cung cấp lan giống

+ Nên chọn mua những Lan Phi Điệp trưởng thành vì những cây trưởng thành thường khỏe mạnh, dễ chăm sóc, cho hoa nở sớm

+ Không chọn mua những cây Lan Phi Điệp có dấu hiệu bị sâu bệnh, nấm hại tấn công, thân cây xuất hiện đốm đen, thối thân, rễ bị thối đen

+ Chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có đảm bảo chất lượng.

Xử lý cây giống Lan Phi Điệp trước khi trồng

Khi mua Lan Phi Điệp về trồng tại nhà cần phải xử lý cây giống loại bỏ mầm bệnh, nấm hại. Dùng kéo sắc đã được khử trùng tỉa bớt rễ của cây Lan Phi Điệp đi, chỉ để rễ lại khoảng 2-3cm, loại bỏ những phần dễ bị hư, hỏng, thối hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh, loại lỏ phần lá già, cành bị héo, khô gần gốc. Sử dụng các chế phẩm kích thích, thuốc diệt nấm, sâu bệnh để kích thích khả năng sinh trưởng,đề kháng, nhằm đề phòng các mầm bệnh.

Nhân giống Lan Phi Điệp

Dụng cụ chuẩn bị tách chiết

+ Dao sắc đã được khử trùng

+ Giá thể trồng phù hợp với giống lan hoặc có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn

+ Cồn, bật lửa, kìm cắt cây, móc, thuốc xử lý vết cắt,…

+ Lan Phi Điệp giống

Các bước tách chiết, nhân giống Lan Phi Điệp

Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc lan phi điệp, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ.

Bước 2: Phần ngọn Lan Phi Điệp sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm

Bước 3: Đem trồng phần ngọn Lan Phi Điệp vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ, hoặc trồng lên luống.

Bước 4: Di chuyển chậu lan vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non

Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.

Lựa chọn giá thể trồng Lan Phi Điệp

Chậu trồng, giá thể khi ươm Lan Phi Điệp

Đối với những chậu ươm có thể chọn loại chậu làm bằng đất nung, nhựa hoặc rổ rá, trước khi trồng chậ trồng cần được xử lý, khử khuẩn, loại bỏ nấm mốc để tránh vi khuẩn lây bệnh cho cây. Giá thể ươm cây có thể chọn giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc sử dụng phối trộn giá thể gồm có vỏ thông, mùn bã, than củi, xơ dừa, rêu rừng đã qua xử lý, phân chuồng ủ mục để trồng cây non

Sau khi chuẩn bị giá thể, chậu trồng có thể tiến hành giâm các cành ươm đã được xử lý trước đó vào giá thể, đặt cây trên cao, nơi có vị trí thoáng mát, hàng ngày bổ sung nước cho cây.

Giá thể Lan Phi Điệp trưởng thành

+ Giá thể gỗ:

Những giá thể gỗ sẽ tạo điều kiện sinh trưởng hơn cho lan phi điệp, tùy thuộc vào dáng lan, vị trí treo giá thể người trồng lan phi điệp có thể tùy chỉnh kích thước loại giá thể cho phù hợp.

+ Giá thể cây sống:

Có thể chọn ghép trực tiếp lan phi điệp vào cây còn sống như thân cây nhãn, khi chọn giá thể cây sống sẽ cung cấp độ ẩm, trực tiếp cho rễ lan, khi vỏ cây mục sẽ truyền dinh dưỡng cho lan phát triển tốt hon

+ Thân gỗ khô:

Thân gỗ khô được nhiều người sử dụng khi trồng Lan Phi Điệp, vừa tạo tính thẩm mỹ cho lan phi điệp nhưng không sử dụng các loại gỗ độc, gỗ đắng như bạch đàn, xoan…chỉ nên sử dụng các loại gỗ ghép lan tốt sẽ giúp cây lan phát triển tốt hơn như gỗ lũa

+ Giá thể dớn

Dớn với đặc tính thoáng, thoát nước nhanh, bền, rẻ nên cũng được ưa chuộng trồng nhiều loại lan, trong đó có Lan Phi Điệp.

+ Chậu gỗ:

Chậu gỗ được khá nhiều người trồng lan sử dụng để trồng Lan Phi Điệp, chậu gỗ vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính nhân tạo, hiện đại và cổ kính rất hài hòa

Nước tưới

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao do đó cần phải đảm bảo giá thể, cây có đủ ẩm để phát triển, nêu tiến hành tưới nước cho Lan Phi Điệp 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, không tưới nước vào buổi tối. Mùa xuân, mùa thu thời tiết mát mẻ cần giảm lượng nước tưới cũng như số lần tưới xuống chỉ cần tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát

Mùa đông, là thời kỳ cây Lan Phi Điệp chuẩn bị ra hoa, vì vậy để cây ra hoa đúng mùa bạn nên hạn chế tối đa nước tưới cho cây 2 tuần/lần.

Tuy nhiên, có thể sử dụng dàn tưới phun sương để chăm sóc cho Lan Phi Điệp, vừa tiện lợi lại mang lại hiệu quả cao, cung cấp độ ẩm phù hợp cho Lan Phi Điệp

Độ ẩm

Cây Lan Phi Điệp thích hợp sinh trưởng  ở độ ẩm 60-70%, nếu độ ẩm quá thấp cây sẽ không lớn được và chậm phát triển.

Nhiệt độ

Lan Phi Điệp sinh trưởng, phát triển tốt khi được trồng trong nhiệt độ 40 – 80oF hay 8 – 25oC, chúng có thể chịu được nóng lên tới 100oF hay 38oC, nó cũng có thể chịu được lạnh ở tới 38oF hay 3,3oC. Nhưng nếu nhiệt độ không lạnh dưới 50oF hay 15oC liên tục trong vòng 4 – 6 tuần cây lan khó có thể ra nụ vào mùa đông

Ánh sáng

Lan Phi Điệp là giống lan ưa ánh sắng nên có thể phơi nắng cả ngày ở ngoài trời, nhưng để tránh lá non có thể bị cháy lá nên có lưới che cho cây tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, thời gian chiếu sáng nhiều nhất là vào buổi trưa mùa hè, ngày nắng nóng

Khi cây bị thiếu nắng, cây khó ra hoa, nên đưa lan ra nơi có ánh nắng để cây có thể tiếp tục sinh trưởng phát triển cây.

Độ thoáng gió

Lan Phi Điệp cần độ thoáng gió mạnh, chính vì vậy thời kì lan ra nụ chúng ta cần để cây ra chỗ thoáng gió. Nếu cây không có gió thì cây sẽ không ra nụ

Phòng trừ sâu bệnh hại

Trong quá trình trồng và chăm sóc Lan Phi Điệp cần tiến hành thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, phát hiện những mầm bệnh sớm nhất để có những biện pháp khắc phục kịp thời

Thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sinh học để tránh các mầm bệnh sinh sôi, phát triển.

Trong quá trình chăm sóc có thể hòa tan vôi tôi trong nước, phun vào giá thể của Lan Phi Điệp, sau 2 tiếng cần phun 2 bằng nước sạch để cây không bị nóng, cháy lá, định kỳ thực hiện 2 tháng/lần.

Phân bón cho Lan Phi Điệp

Lan Phi Điệp không yêu cầu quá nhiều phân bón, do đó chỉ cần bón cho cây định kỳ lần/năm là đủ:

+ Đợt 1: (2 -8): Tiến hành bón thêm phân đạm 20%, phân NPK(15 – 15 – 15) 50%, phân ure 30%.

+ Đợt 2: (9 – 11) Sử dụng phân NPK(16 – 16 -8) và phân lân để bón thúc cho lan.

Trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, không nên bón phân cho lan phi điệp để tránh làm cây mọc cây con và cho hoa có chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *